3 loại hình lưu trữ đám mây phổ biến dành cho doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng, doanh nghiệp cần không gian lưu trữ lớn và linh hoạt. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là vô cùng tốn kém. Do đó, giải pháp lưu trữ đám mây trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tùy vào nhu cầu và đặc điểm, mỗi doanh nghiệp sẽ phù hợp với những loại hình khác nhau. Trong đó, có 3 loại hình lưu trữ đám mây phổ biến dành cho doanh nghiệp
Lưu trữ đám mây là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp?
Lưu trữ đám mây là một hình thức lưu trữ dữ liệu trên nền tảng trực tuyến. Thay vì sử dụng ổ cứng vật lý hay máy chủ riêng. Người dùng có thể lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu trên máy chủ của nhà cung cấp.
Lợi ích đối với doanh nghiệp:
- – Tiết kiệm chi phí so với việc đầu tư vào hạ tầng phần cứng đắt đỏ
- – Linh hoạt và dễ dàng mở rộng theo nhu cầu
- – Dễ dàng truy xuất dữ liệu mọi lúc, mọi nơi
- – Tăng cường khả năng bảo mật dựa trên nhà cung cấp
- – Dễ dàng chia sẻ và cộng tác từ xa
- – Sao lưu và phục hồi dữ liệu một cách nhanh chóng
3 loại hình lưu trữ đám mây phổ biến
1. Lưu trữ đám mây công cộng (Public Cloud)
- Public Cloud thường được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn như: Google Cloud, Microsoft, Amazon Web,… Dữ liệu người dùng sẽ được tải lên và lưu trữ trên các máy chủ dùng chung. Nói cách khác, tài nguyên sẽ được chia sẻ giữa các người dùng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật
- Một số ứng dụng thường gặp như: Google Drive, Google Docs, Microsoft Azure, Dropbox,….
- Ưu điểm:
- – Chi phí thấp hơn so với những loại hình khác
- – Linh hoạt và dễ dàng mở rộng theo nhu cầu
- – Thường có giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng
- – Đảm bảo tính có sẵn cao, có nhà cung cấp quản lý và bảo trì hệ thống
- Nhược điểm
- – Mức độ bảo mật thường thấp hơn so với các loại hình khác
- – Phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ
- – Ít khả năng kiểm soát hơn
- – Hiệu suất đôi khi không ổn định
2. Lưu trữ đám mây riêng tư (Private Cloud)
- Private Cloud có thể hiểu là một máy chủ chỉ dành riêng cho một doanh nghiệp. Tài nguyên chỉ được chia sẻ trong nội bộ người dùng cho phép. Điều này cho phép đảm bảo sự riêng tư và bảo mật cao các hơn loại hình khác
- Dịch vụ Cloud VPS có thể xem là một dạng của loại hình này, nó cho phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu và ứng dụng trên máy chủ ảo riêng biệt, đảm bảo tính bảo mật và kiểm soát tối đa. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp này có thể liên hệ tổng đài 1800 6319 để được Halink tư vấn gói phù hợp nhất
- Ưu điểm:
- – Đảm bảo mức độ bảo mật cao hơn so với loại hình lưu trữ đám mây khác
- – Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát dữ liệu
- – Có thể tùy chỉnh linh hoạt, đáp ứng nhu cầu riêng biệt
- – Duy trì hiệu suất ổn định, hạn chế tác động từ bên ngoài
- Nhược điểm:
- – Chi phí thương cao hơn so với những loại hình khác
- – Việc vận hành và quản lý phức tạp hơn. Đôi khi doanh nghiệp phải tự mình xử lý
3. Lưu trữ đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud)
- Đây là giải pháp kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ lưu trữ một phần dữ liệu trên đám mây công cộng. Phần còn lại lưu trữ vào đám mây riêng. Điều này giúp tận dụng các ưu điểm của cả 2 loại hình
- Một số ứng dụng thường gặp: Microsoft Azure Hybrid, AWS Outposts, Google Anthos,…
- Ưu điểm:
- – Hội tụ cả ưu điểm của cả 2 loại hình
- – Tối ưu chi phí hơn nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu lưu trữ đặc thù của doanh nghiệp
- – Đảm bảo an toàn cho những dữ liệu nhạy cảm
- – Giữ quyền kiểm soát và đảm bảo tính ổn định cho những hoạt động chủ chốt
- Nhược điểm
- – Việc quản lý và vận hành tương đối phức tạp, đòi hỏi năng lực và kiến thức chuyên môn
- – Dữ liệu phân tán dẫn đến việc đồng bộ và quản lý sẽ phức tạp hơn
Lưu trữ đám mây không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp tối ưu trong thời đại số. Tùy thuộc vào đặc điểm, nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình phù hợp. Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán dữ liệu mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển lâu dài.